Trang chủ
Tất cả chủ đề
Quy chế hoạt động thành viên VNE
Danh sách cấm và/hoặc có điều kiện tại VNE

Danh sách cấm và/hoặc có điều kiện tại VNE

Nội dung chính

Danh sách cấm và/hoặc có điều kiện tại VNE

Trong bài viết này

A- Thông tin, hình ảnh sản phẩm cấm trong hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ trên Nền tảng VNE

1. Hàng vi phạm bản quyền: Hàng nhái, hàng giả, bản sao trái phép của một sản phẩm hay hiện vật mà có thể vi phạm quyền tác giả, quyền thương hiệu, hoặc các quyền sở hữu trí tuệ khác của các bên thứ ba.

2. Thiết bị, trang phục quân đội, lực lượng thi hành pháp luật và chính phủ

a) Các vật phẩm và thiết bị được cấp bởi chính phủ, công an hoặc quân đội.

b) Các thiết bị, trang phục, vật dụng có chứa hình ảnh quốc huy.

3. Tài liệu phản động & Thông tin xâm phạm đến An ninh quốc gia

a) Sản phẩm liên quan đến khủng bố hoặc các tổ chức khủng bố.

b) Sản phẩm liên quan đến chiến dịch, bầu cử, vấn đề chính trị hoặc vấn đề tranh luận công khai, chiến tranh…

c) Sản phẩm ủng hộ hoặc chống lại hoặc công kích một chính trị gia hoặc đảng phái chính trị.

d) Sách báo, ấn phẩm, băng đĩa có yếu tố liên quan đến chính trị.

e) Tất cả các sản phẩm/ thiết bị có hình ảnh bản đồ hoặc sử dụng bản đồ.

4. Dịch vụ bất hợp pháp

a) Tiền đang có giá trị lưu hành, tiền phát hành bởi chế độ cũ, tiền giả (trừ tiền âm phủ), tiền ảo (Bitcoin, Pi,...), thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ đã kích hoạt.

b) Cổ phiếu, cổ phần, các loại chứng khoán và các loại con dấu.

c) Máy chơi cờ bạc, các sản phẩm hỗ trợ cho việc thực hiện hành vi đánh bạc.

d) Thông tin và giá trị sản phẩm không được thể hiện rõ ràng / sản phẩm có tính chất may rủi/ cờ bạc/ xổ số/các sản phẩm dưới dạng hộp quà bí mật, sản phẩm ngẫu nhiên.

e) Cung cấp các dịch vụ như: nạp tiền điện tử, tuyển dụng, môi giới bất động sản, bảo hiểm,v.v..., đặc biệt là các dịch vụ bất hợp pháp như mại dâm, bị cấm trên nền tảng của VNE.

5. Súng, vũ khí và các sản phẩm có hình dạng giống vũ khí 

a) Súng, vũ khí và các sản phẩm có hình dạng giống vũ khí:

- Các loại đồ chơi có hình dáng giống như các loại súng, lựu đạn, bom, mìn..., trừ đồ chơi phun nước hoặc tạo bong bóng;

- Súng nén bằng hơi nước hoặc lò-xo bắn đạn nhựa hoặc các loại đạn khác.

- Súng hơi nước; súng bắn phát quang hoặc bắn gây tiếng nổ.

b) Kiếm, mác, lê, dao găm, cung nỏ (làm bằng các loại vật liệu kể cả gỗ, tre, giấy nén...). Các loại đồ chơi có hình dáng giống các loại vũ khí khác.

c) Hơi cay, bình xịt hơi cay, bình xịt CS, bình xịt hơi ngạt, bình xịt chất độc, bình xịt chất gây mê, bình xịt chất gây ngứa.

d) Dùi cui, dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su.

e) Tay đấm gấu, nhẫn tự vệ.

f) Tất cả các bộ phận, bộ dụng cụ, đạn dược, linh kiện và phụ kiện dành cho súng, bao gồm nhưng không giới hạn ở:

- Các phụ kiện súng bên trong như: đạn, băng đạn, nòng súng, bộ dụng cụ chuyển đổi vũ khí và kim hoả.

- Các phụ kiện súng bên ngoài như: bộ giảm thanh, báng súng, khóa nòng, các bộ phận điều khiển hỏa lực và cò súng.

- Bất cứ sản phẩm nào khác mà theo quyết định của riêng VNE có thể được sử dụng để làm súng, bộ phận của súng.

g) Dao và các sản phẩm có lưỡi dao khác, bao gồm nhưng không giới hạn ở:

- Dao bấm/Dao bướm.

- Bất kỳ loại dao hoặc vật dụng nào khác có lưỡi dao.

- Bất kỳ vật nào được làm nhọn, hoặc ngụy trang hoặc có thể biến đổi thành dao hoặc vũ khí để gây thương tích. Không bao gồm dao nhà bếp (dao nấu ăn).

6. Chất cấm, chất kích thích, chất gây nghiện, ma tuý và dụng cụ cho ma tuý bất hợp pháp

a) Các chất ma túy (bao gồm cả ma túy tổng hợp)

- Ma tuý, steroid và các loại ma tuý khác bị cấm theo quy định của pháp luật.

- Bóng cười, thuốc lắc, chất gây tê, chất gây mê, chất gây kích thích, cần sa, bồ đà…

b) Bất kỳ hóa chất, thành phần hoặc nguyên liệu thô nào được sử dụng để sản xuất ma tuý hoặc chất kích thích, chất gây nghiện.

c) Dụng cụ dành cho ma tuý như các sản phẩm dùng để sản xuất, chế tạo hoặc tiêu thụ. Ví dụ: ống thủy tinh hoặc bình hóa hơi được thiết kế để hút thuốc hoặc sử dụng ma tuý,...

d) Hình ảnh hoặc nội dung có cần sa: lá cần sa, 402,...

7. Thuốc lá

a) Thuốc lá, thuốc lào, thuốc lá điện tử, xì gà, thuốc lá không khói, Shisha,...

b) Nguyên liệu làm thuốc lá chứa nicotine, tinh dầu,...

c) Thiết bị hút thuốc, bao gồm tẩu và giấy cuốn, dao cắt xì gà, các bộ phận phụ kiện thuốc lá điện tử,...

8. Sản phẩm dành cho người lớn

a) Đồ chơi tình dục: Máy rung, Dương vật giả, Vòng đeo dương vật, Búp bê tình dục,...

b) Sản phẩm dùng cho hình thức Khổ dâm và Bạo dâm: Công cụ trói buộc, trang phục cao su, nút hậu môn, roi da, bịt mắt/ miệng…

c) Các sản phẩm hỗ trợ tình dục: kẹo ngậm phòng the, xịt/gel kéo dài thời gian, thuốc kích dục, nước ngậm hỗ trợ quan hệ…

d) Các sản phẩm mô tả hoặc gợi ý về quan hệ tình dục với động vật/ trẻ em, hiếp dâm, loạn luân, đồ họa tình dục bạo lực hoặc sự suy đồi: Game/video/phim/tranh/ảnh có nội dung 18+ (bạo lực, tự tử, tình dục, khỏa thân…)

9. Thiết bị xâm nhập

Thiết bị sử dụng cho mục đích bất hợp pháp, các thiết bị giám sát điện tử và thiết bị điện tử khác như:

- Thiết bị chia cáp truyền hình.

- Thiết bị chắn/phá sóng.

- Thiết bị cắt/phá khóa.

- Thiết bị gian lận tiết kiệm điện.

- Máy quét radar.

- Thiết bị điều khiển tín hiệu giao thông.

- Thiết bị ghi hình/ ghi âm mini ngụy trang, giấu kín, quay lén/ ghi âm lén…

10. Các loại hóa chất nguy hiểm và dễ gây cháy, nổ

a) Các loại pháo: Pháo nổ, pháo hoa, pháo đập, giàn phun viên, pháo khói, đạn đập làm bằng thuốc pháo hoặc bằng các loại vật liệu khác có thể gây cháy, bỏng,..

b) Các hóa chất liên quan đến chế tạo chất nổ sẽ cấm bán: Natri Clora, Kali Clorat, Kali Perclorat, NH4NO3, NaNO3, CH3NO2, KNO3, NaClO3, KClO3, KClO4, Hexogen, Trinitrotoluen, Octogen, Pentrit,..

c) Xăng, dầu, gas

d) Bật lửa

e) Thuốc trừ sâu

11. Bộ phận cơ thể người và hài cốt

a) Các bộ phận cơ thể con người: mắt, tim, thận,..

b) Chất thải của con người hoặc chất dịch cơ thể: Tinh trùng, tế bào trứng, trứng đã thụ tinh, phôi thai, mang thai hộ hoặc dịch vụ trung gian (mua bán tinh trùng, tế bào trứng, trứng đã thụ tinh, phôi thai hoặc mang thai hộ)

c) Hài cốt

12. Sản phẩm gây hại cho sức khỏe người dùng

a) Thực phẩm độc hại: Thực phẩm có chứa thành phần bị cấm hoặc vượt quá tỷ lệ cho phép; thực phẩm bị pha trộn mà không thông báo đầy đủ cho Đối tác (Người Mua) trước thời điểm kết nối kinh doanh;...

b) Mỹ phẩm đã qua sử dụng, mỹ phẩm handmade chưa có giấy công bố và chứng từ về thành phần đảm bảo an toàn cho người dùng (vd: kem trộn, kem kích trắng, v.v)

c) Mỹ phẩm/ TPCN vi phạm quy định về quảng cáo, gây hiểu nhầm về công dụng được cảnh báo bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền.

d) Mỹ phẩm/TPCN có chứa thành phần độc tố hoặc hàm lượng vượt quá mức quy định được cảnh báo hoặc thu hồi bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền

e) Sản phẩm có nguy cơ gây nguy hại đến sức khỏe của người dùng được cảnh báo bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc VNE quy định do đã từng có ghi nhận các trường hợp gây nguy hiểm cho người tiêu dùng tại Việt Nam hoặc trên các quốc gia khác.

f) Các chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng;

g) Nấm dại;

h)  Bất kỳ mặt hàng thực phẩm nào gây hại đến sức khỏe con người;

i) Thực phẩm thuốc: các mặt hàng được giới thiệu là có tác dụng trong chẩn đoán, cứu chữa, điều trị hoặc phòng ngừa bệnh ở người hoặc động vật; có tác dụng tránh thai, gây mê, hoặc ức chế/chấm dứt/tăng cường chức năng sinh lý tạm thời hoặc lâu dài (ví dụ: dược phẩm, thuốc giảm cân không nhãn mác xuất xứ hoặc nhãn mác sai)

13. Thuốc, vắc xin các loại

a) Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.

b) Thuốc dùng cho động vật.

c) Dung dịch tiêm (botox, filler và các dung dịch tiêm khác)

d) Vacxin các loại.

14. Thực vật và động vật

a) Động vật và chế phẩm từ động vật (bao gồm động vật hoang dã) như: chó, mèo, cá, ốc, chuột, nhím, ốc mượn hồn, hamster, ngà voi, sừng tê giác, cao hổ, da/ lông động vật,...)

b) Thiết bị hoặc công cụ săn bắn có khả năng gây hại cho động vật hoặc con người (máy bắn cá, chích điện cá, bẫy thú,...)

c) Sản phẩm vật lý hoặc sản phẩm truyền thông khuyến khích bất kỳ hình thức nào của việc bạo hành động vật.

d) Các sản phẩm gỗ nằm trong danh sách cấm theo quy định của Pháp Luật.

15. Đồ cổ và các tạo tác nghệ thuật

16. Tiền giả, con dấu giả

17. Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

18. Tiền tệ

19. Các thiết bị giám sát điện tử và thiết bị điện tử khác như thiết bị chia cáp truyền hình, máy quét radar, thiết bị điều khiển tín hiệu giao thông, thiết bị nghe lén

20. Các mặt hàng bị cấm vận

21. Thực phẩm không thuộc các danh mục bị cấm nêu trên phải tuân thủ các tiêu chuẩn và nguyên tắc tối thiểu sau:

Có hạn sử dụng - tất cả các mặt hàng thực phẩm phải được dán nhãn có chứa thông tin hạn sử dụng rõ ràng. Không được bán các mặt hàng thực phẩm đã hết hạn, cận hạn dưới 30 ngày hoặc dưới 30% thời hạn sử dụng..

 Các mặt hàng thực phẩm dễ bị hỏng/ôi thiu - Nhà cung cấp (Người Bán) có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ trong phần mô tả hàng hóa và đảm bảo rằng thực phẩm luôn được đóng gói hợp lý.

22. Tất cả các sản phẩm đăng tải cần được giữ nguyên tem/mác, bao bì, không được phép chia/chiết ra dưới bất kỳ hình thức nào, để đảm bảo rằng Đối tác (Người Mua) có bằng chứng xác định hàng giả, hàng đã qua sử dụng.

23. Bảo mật và quyền riêng tư

Các tài liệu chứa thông tin cá nhân. Ví dụ:

- Thông tin cá nhân như số điện thoại di động, địa chỉ email và thông tin nhận dạng cá nhân khác.

- Phần mềm và các sản phẩm được thiết kế để trích xuất thông tin cá nhân như các trang website lừa đảo.

- Thẻ căn cước, hộ chiếu, thẻ an sinh xã hội và các giấy tờ khác có thể được sử dụng làm bằng chứng chứng nhận danh tính.

- Phần mềm, thiết bị, hướng dẫn và dịch vụ được sử dụng để đánh cắp dữ liệu riêng tư, cá nhân hoặc tổ chức đều bị cấm.

- Bất kỳ mặt hàng nào khác vi phạm hoặc có khả năng vi phạm quyền riêng tư của cá nhân.

24. Cấm theo quy định Pháp Luật 

Tất cả các mặt hàng, hoặc mặt hàng có chứa thành phần:

(i) Bất hợp pháp hoặc bị hạn chế mua bán theo Luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc khuyến khích hoạt động bị cấm/vi phạm pháp luật.

(ii) Bị bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào đánh giá là có nguy cơ về sức khỏe hoặc không đạt các chỉ tiêu về an toàn.

25. Các loại mã giảm giá do VNE cung cấp. Các sản phẩm có logo VNE.

26. Các sản phẩm chứa yếu tố tôn giáo, tâm linh, mê tín dị đoan

Vật phẩm có chứa từ khóa 'trì chú', 'làm phép'; bùa ngải: bùa tình yêu, bùa hồ yêu...; mẹ ngoắc; kumanthong; nhang xin số; nhang cúng kumanthong,...

27. Sản phẩm kỹ thuật số

Thẻ game, thẻ Garena, thanh toán game trực tuyến, vật phẩm game, gói xem phim, gói nghe nhạc, tài khoản game/ứng dụng

 28. Thiết bị không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

- Điện thoại di động cơ bản thuần 2G/3G không tích hợp chức năng 4G hoặc 5G

- Thiết bị vô tuyến điện không có chứng nhận hợp quy, không được sử dụng.

 B- Hành vi cấm trong hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ trên Nền tảng VNE

1. Các nội dung không được phép đăng tải

Nhà cung cấp được quyền đăng các sản phẩm lên VNE nhằm mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, NGHIÊM CẤM đăng tải những sản phẩm có nội dung sau đây:

a) Phản động, chống phá, bài xích tôn giáo, khiêu dâm, bạo lực, đi ngược lại thuần phong mỹ tục, truyền thống và văn hóa Việt Nam, xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia của Việt Nam;

b) Đăng thông tin rác, phá rối hay làm mất uy tín của các dịch vụ do VNE cung cấp;

c) Xúc phạm, khích bác đến người khác dưới bất kỳ hình thức nào;

d) Tuyên truyền về những thông tin mà pháp luật nghiêm cấm như: sử dụng heroin, thuốc lắc, giết người, cướp của, vv… (VD: sản phẩm in hình lá cần sa, shisha);

e) Khuyến khích, quảng cáo cho việc sử dụng các sản phẩm độc hại (VD: thuốc lá, rượu, cần sa);

f) Các sản phẩm văn hóa đồi trụy (băng đĩa, sách báo, vật phẩm); 

g) Tài liệu bí mật quốc gia, bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân;

h) Con người và/hoặc các bộ phận của cơ thể con người;

i) Động vật và chế phẩm từ động vật (bao gồm động vật hoang dã) như: chó, mèo, cá, ốc, chuột, nhím, ốc mượn hồn, hamster, ngà voi, sừng tê giác, cao hổ, da/ lông động vật,...)

j) Những sản phẩm có tính chất phân biệt chủng tộc, xúc phạm đến dân tộc hoặc quốc gia nào đó;

k) Hạn chế tối đa những sản phẩm mang tính cá nhân (như hình cá nhân, hình ảnh của gia đình, hình ảnh của con cái);

l). Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và/hoặc bất kỳ nhãn hiệu hàng hóa nào của bất kỳ bên thứ ba nào;

m. Các sản phẩm nằm trong Danh sách sản phẩm bị cấm/hạn chế của VNE.

2. Các hành vi không được thực hiện

a) Sử dụng thông tin, hình ảnh, âm thanh vi phạm pháp luật, thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam. 

b) Xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.

c) Sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

d) Cung cấp thông tin, quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.

e) So sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.

f) Có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

g) Quảng cáo cho các doanh nghiệp khác. Ví dụ như sản phẩm có chứa hình ảnh, logo, địa chỉ, hotline, đường link của doanh nghiệp hoặc website mua bán khác;

h) Đăng tải một sản phẩm lặp đi lặp lại (spam) trên cùng một danh mục hoặc các danh mục khác nhau.

i) Thay đổi nội dung tin đăng để gian lận đánh giá hoặc tạo đơn ảo để gian lận tăng số lượng đơn hàng và đánh giá ;

j) Đăng tải không đúng ngành hàng, sử dụng hình ảnh minh họa không đúng về hàng hóa, dịch vụ được đăng tải nhằm mục đích gian lận và/hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

k) Tăng giá bán một cách bất hợp lý trước khuyến mãi.

l) Tạo giá bán sản phẩm quá cao hoặc quá thấp so với mặt bằng giá trị thị trường.

C – Văn bản, tài liệu tham khảo

PHỤ LỤC 1A: DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CẤM KINH DOANH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ)

PHỤC LỤC 1B: DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ KHÔNG ĐƯỢC QUẢNG CÁO
(theo Luật quảng cáo 2012)

PHỤ LỤC 1C: DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ HẠN CHẾ KINH DOANH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ)

PHỤ LỤC 1D: DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ)

 Cập nhật lần cuối: ngày 17 tháng 5 năm 2024



Bài viết liên quan
Kết nối với chúng tôi để được tư vấn chuyên sâu hơn cho những vướng mắc của bạn.
Bạn chưa có tài khoản?